Menu CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN LANGBIANG
0 Shop cart
0 Shop cart

LÝ DO NÀO ARABICA ĐÀ LẠT LÀ CÀ PHÊ NGON BẬC NHẤT THẾ GIỚI


Quê hương cây cà phê arabica là Ethiopia, quốc gia Đông Phi nằm bên bờ Biển Đỏ. Ethiopia là quốc gia cổ trước theo Công giáo La Mã rất sớm hồi TK3 (chỉ sau Gruzia và Armenia bên ngoài đế chế La Mã) sau bị Hồi giáo hoá từ sau TK10 nên văn hoá thuộc thế giới Ả Rập (Arab). Arabica là tên gọi để chỉ vùng Ả Rập.

Cây cà phê Arabica được trồng trên vùng núi cao nguyên màu mỡ Ethiopia, ở độ cao 1500 mét trên mực nước biển. Moka thuộc giống Arabica (cùng với 2 giống cổ xưa khác là Typica và Bourbon. Bourbon là tên khác của đảo Reunion trên Ấn Độ Dương, nơi đày hai ông hoàng An Nam là Thành Thái và Duy Tân) cũng được bắt nguồn từ đây.

Khi căng ngang vĩ tuyến, một điều kinh ngạc xảy ra là vùng đất cao nguyên LangBiang, hay cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Đà Lạt cũng nằm trên vĩ tuyến tương đương với miền Bắc Ethiopia (11-12 vĩ độ Bắc) và cũng có độ cao tương đương là 1500-1600 mét.

Đà Lạt cũng nằm ngang vĩ độ với hải cảng cổ Mocha (Mokka), trung tâm giao dịch, mua bán cà phê lớn nhất thế giới thời Trung Cổ mà nay là thành phố Al Mukha bên bờ Biển Đỏ thuộc Yemen. Tên giống quý nhất, hiếm nhất của chi Arabica được gọi theo tên đô thị Ả Rập này.

Khi cây cà phê arabica được người Pháp đem lên Đà Lạt vào năm 1930 với 3 giống chính là Typica, Bourbon và Moka thì đây chính là vùng đất giống nhất về khí hậu, thổ nhưỡng cho đến vị trí vĩ tuyến so với quê hương nguyên thuỷ của cây cà phê arabica.

Dalat - Vietnam là mảnh đất thực sự tuyệt vời được ví von theo một cựu binh Mỹ khi bay trên không trung: MỘT ĐỊA ĐÀNG NƠI HẠ GIỚI.

 

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Facebook support